Toàn cảnh nhà máy điện rác 7.000 tỉ đồng của Hà Nội sắp đi vào vận hành

Đây là dự án do PECC1 lập báo cáo bổ sung dự án vào quy hoạch điện cấp tỉnh của TP Hà Nội; lập báo cáo Nghiên cứu khả thi; lập báo cáo ĐTM; báo cáo đấu nối với hệ thống điện; Thiết kế kỹ thuật và lập hồ sơ bản vẽ tổng mặt bằng.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn của Hà Nội đang tập trung thử nghiệm đấu nối, đóng điện, cấp điện, điều chỉnh thông số tuabin và xây dựng phương án giá dịch vụ xử lý chất thải sinh hoạt, bố trí vốn đặt hàng xử lý đốt rác năm 2021. Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng, công suất xử lý 4.000 tấn rác mỗi ngày, hứa hẹn sẽ giải quyết các vấn đề tồn đọng về ô nhiễm môi trường thứ cấp và giải quyết bài toán thiếu hụt điện năng.

Thời điểm hiện tại, nhà máy điện rác Sóc Sơn đang gấp rút hoàn thành công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại vị trí cột điện số 20-21 để nhà đầu tư thi công kéo dây tuyến đường điện, sớm đưa nhà máy vào vận hành.

Dự kiến, trong quá trình đốt rác, mỗi giờ sẽ thu được khoảng 75MWh điện. Dự án sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ, các thành phần chất thải trơ, tro xỉ cũng được tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng (đóng gạch không nung) hoặc san lấp mặt bằng. Qua ghi nhận, nhà máy đang trong quá trình tiếp nhận thử rác vào lò đốt để hiệu chỉnh kỹ thuật trong thời gian 40 ngày.

Đây là nhà máy xử lý rác lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến sẽ xử lý hơn 2/3 số rác của toàn thành phố Hà Nội.

Nhà máy xử lý rác có tổng vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng được kỳ vọng khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết những vấn đề của những hộ dân sinh sống quanh khu vực bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội).
Sau khi xác định khối lượng rác thải vận chuyển qua cân điện tử, đèn tín hiệu chuyển màu xanh và xe vận chuyển rác tiếp tục di chuyển đến khu vực lò đốt.
Dự kiến, trong quá trình đốt rác, mỗi giờ sẽ thu được khoảng 75MWh điện. Dự án sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ, dự kiến đốt khoảng 4.000 tấn rác/ngày, các thành phần chất thải trơ, tro xỉ cũng được tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng (đóng gạch không nung) hoặc san lấp mặt bằng.
Qua ghi nhận, nhà máy đang trong quá trình tiếp nhận thử rác vào lò đốt để hiệu chỉnh kỹ thuật trong thời gian 40 ngày.
Trước và sau khi đưa rác vào lò xử lý, tất cả xe vận chuyển rác đều được vệ sinh sạch sẽ phía bên ngoài xe.
Lối vào của xe vận chuyển rác đến lò đốt.
Công nhân đang hoàn thiện các công đoạn cuối của dự án. Về công tác nghiệm thu, các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương... đang tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư nghiệm thu các hạng mục xây dựng, xử lý môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Công nhân đang hoàn thiện các công đoạn cuối của dự án. Về công tác nghiệm thu, các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương... đang tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư nghiệm thu các hạng mục xây dựng, xử lý môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Mỗi lò đốt rác có kích thước bề rộng, dài khác nhau, nhưng đều có cùng chiều cao lên đến 40 m.
Theo thống kê, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn Thủ đô Hà Nội vào khoảng 7.000 tấn/ngày. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn của TP.Hà Nội đạt xấp xỉ 100% ở khu vực đô thị và đạt 90% ở khu vực nông thôn.
Nhưng hiện tại Hà Nội chỉ có 3 khu xử lý chất thải rắn đang còn hoạt động, gồm: Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây), Khu xử lý chất thải Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) và Khu xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn).

  • 18/06/2021 01:35

Lĩnh vực hoạt động